Trẻ nhỏ là lứa tuổi cần trải qua quá trình nuôi dưỡng và dạy bảo thì mới có thể phát triển một cách toàn diện và hoàn chỉnh được. Trong những năm đầu đời ba mẹ cần tập trung chú ý phát triển các giác quan của bé. Dưới đây là những món đồ chơi hỗ trợ kích thích tối đa cả 5 giác quan của trẻ.
1. Thú nhồi bông
Thú nhồi bông là món đồ chơi an toàn cho trẻ em, có bề mặt mềm mại sẽ giúp bé cảm nhận dễ dàng bằng đôi tay. Theo quan sát, những bé từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ biết gắn bó với một bạn thú nhồi bông nhất định nên ba mẹ có thể tận dụng chúng khi muốn dụ dỗ hay dỗ dành bé làm điều gì đó theo ý mình.
Những món đồ chơi giúp kích thích tối đa 5 giác quan của trẻ
Những con thú nhồi bông có đuôi, tai hay quần áo được làm từ những chất liệu khác nhau sẽ giúp bé phát triển xúc giác nhưng đối với những món đồ chơi này, mẹ cần kiểm tra xem các bộ phận ấy đã được khâu kỹ càng hay chưa tránh trường hợp chúng rơi ra và có thể bé sẽ nuốt vào miệng rất nguy hiểm.
2. Xúc xắc
Xúc xắc được thiết kế với rất nhiều màu sắc sặc sỡ và âm thanh vui nhộn sẽ là công cụ tuyệt vời kích thích cả thị giác và thính giác của bé. Mẹ có thể thử lắc và quan sát xem bé quay đầu hướng về phía chiếc xúc xắc như thế nào hay đeo những chiếc xúc xắc nhỏ vào cổ tay, cổ chân của bé rồi nhìn bé di chuyển chúng.
Khi chưa quen, có thể bé sẽ ngạc nhiên với những âm thanh mà chiếc xúc xắc tạo ra nhưng chẳng bao lâu sau bé có thể thích thú với những âm thanh mà bé tạo ra mỗi khi vẫy tay hau đung đưa chân với những chiếc xúc xắc nhỏ xinh. Khi được 5 tháng tuổi, bé đã có thể di chuyển chiếc xúc xắc từ tay này sang tay kia để chơi một cách thành thạo.
3. Đồ chơi có thể treo vào nôi hoặc cũi
Khi nằm chơi trong nôi chắc hẳn bé sẽ rất nhàm chán vì không có gì để chơi, thế nhưng chỉ với một vài món đồ chơi cho bé treo lơ lửng trên nôi hoặc cũi sẽ làm bé thích thú. Những món đồ chơi nhỏ và nhiều màu sắc khi treo lên sẽ thu hút sự tập trung của bé, rèn luyện đôi mắt và não bộ của bé. Ngoài ra những âm thanh vui nhộn đi kèm cũng giúp bé phát triển về mặt nhận biết âm thanh.
4. Thảm chơi
Khi bé đã có thể vận động như lật người hay bò, bé đã có thể tự chơi một mình nên ba mẹ có thể chọn cho bé một chiếc thảm chơi có tranh 3D hay có nhạc sẽ giúp bé phát triển các kỹ năng phối hợp. Bé sẽ quay đầu về phía món đồ chơi mình thích giúp bé phát triển kỹ năng cầm, nắm đồ chơi. Đây cũng là cách để bé rèn luyện thể lực.
Khi được 3 tháng, bé có thể nhìn những món đồ chơi trên thảm và cố tiếp cận chúng, coă bắp và xương của bé do đó cũng cứng cáp hơn. Khi lớn hơn một chút, bé có thể tập bò trên chiếc thảm và trở thành trung tâm vận động với cửa ra vào, đèn sáng hay những chiếc nút và âm thanh giúp bé rèn luyện các kỹ năng đồng thời.
5. Những quả bóng
Các bé chắc chắn sẽ có những trải nghiệm thú vị với những quả bóng ngay từ khi còn nhỏ. Những quả bóng thường được thiết kế với những kích cỡ và chất liệu khác nhau nên bạn có thể chọn những quả bóng vừa nhỏ vừa mềm mại với nhiều màu sắc để tập cho bé nhìn và sờ vào chúng.
Khi bé lớn hơn một chút, mẹ có thể cho bé chơi với quả bóng lớn hơn, để bóng lăn và cho bé đoán hướng đi của bóng.Ngoài ra, để kích thích phát triển thể chất và tư duy cho trẻ, mẹ có thể tham khảo những chiếc xe đạp trẻ em giá rẻ cho bé.
6. Các khối mềm
Những đồ chơi có dạng này giúp bé phát triển rất nhiều kỹ năng. Đầu tiên bé có thể học cách cầm, nắm hay cho chúng vào miệng và gặm nên mẹ cần chú ý mua cho bé những khối mềm bằng vải, có thể rung được lại càng tốt. Khi bé biết ngồi, bạn có thể nói chuyện với bé và cầm những khối này trên tay, tập cho bé quan sát và lắng nghe khi bạn chỉ vào chúng.
Những món đồ chơi giúp kích thích tối đa 5 giác quan của trẻ
Tiếp theo, bạn có thể cho bé học thêm các kỹ năng mới qua việc xếp chồng các khối lên nhau và hướng dẫn bé cách tháo chúng xuống hay chỉ cho bé cách ném chúng vào một mục tiêu ở gần trước mắt. Những kỹ năng vận động của bé sẽ được cải thiện rất nhiều, đôi tay trở nên khéo léo và mắt cũng linh hoạt hơn rất nhiều.
7. Sách
Sách luôn là người thầy tuyệt vời nhất. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã rất thích những cuốn sách nên mẹ có thể lựa chọn những cuốn sách có giấy đủ dày hoặc làm bằng vải để bé không thể làm rách mà có thể thoải mái cầm hay cắn xé nhé. Sách cho trẻ ở tuổi này thường có nhiều tranh ảnh với hình ảnh khác nhau và nhiều màu sắc sặc sỡ, chúng sẽ thu hút thành công sự chú ý của bé.
8. Tổ ly xếp và vòng xếp
Nếu mẹ đang muốn dạy bé học ngồi hay dạy bé các khái niệm về kích thước và màu sắc thì đây là món đồ chơi phù hợp nhất. Mẹ dạy bé phân biệt lớn nhỏ, màu sắc bằng cách cầm các vòng với kích thước và màu sắc khác nhau và chỉ cho bé thấy. Khi bé phối hợp được tay và mắt thì bé có thể tự mình lấy chúng ra khỏi tổ xếp. Đây là bước đệm để bé xếp vòng chồng lên nhau hay làm tổ ly xếp sau này.
9. Gương an toàn cho bé
Ngay từ giai đoạn sơ sinh, bé đã rất thích thú với những khuôn mặt nhất là hình của mình trong gương dù bé chưa thể nhận biết được. Do đó việc treo trên cũi của bé một chiếc gương an toàn sẽ giúp bé cảm thấy vui vẻ và thích thú khi mình di chuyển thì hình ảnh trong gương cũng di chuyển theo.
Bé chỉ có thể nhận ra đó là mình khi lên 1 tuổi, lúc này mẹ có thể thực hiện nhiều hành động khác nhau trên gương mặt, tay và chân, rất có thể bé sẽ bắt chước và học theo bạn thực hiện những động tác này rất nhanh đấy.
Xem thêm: 3 lợi ích của đồ chơi cho bé mẹ nên biết
26/01/2015 2.068.414
27/01/2015 1.142.804
16/03/2015 782.684
29/01/2015 400.790
18/12/2014 303.120
430.000 đ
206.000 đ
420.000 đ
380.000 đ
420.000 đ
112.000 đ
300.000 đ
290.000 đ
Tại Hà Nội:
Số 50 ngõ 14 phố Vũ Hữu (cạnh số 46 phố Tố Hữu, gần ngã tư Lê Văn Lương Tố Hữu, đối diện HH2 Bắc Hà) (Bản đồ)
0243.222.2833 - 0947.566.566 (Đại lý)
Chăm sóc khách hàng