Ngày này các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ thông minh ngày càng chiếm nhiều thời gian của trẻ em trên thế giới. Thay vì cho con tham gia vào các trò chơi vận động thể chất hay vận dụng trí não thì cha mẹ lại đang có xu hướng để con làm quen với những loại thiết bị này. Họ cho là như vậy sẽ giúp con họ thông minh hơn mà họ lại có thời gian để làm việc khác. Những lý do dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại có nên cho con dùng ipad không.
1. Chậm phát triển thể chất
Trẻ chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có đủ các trò nên chúng không phải vận động nhiều. Các chuyên gia y tế cho rằng điều này sẽ làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Theo thống kê, trung bình hiện nay cứ ba trẻ lại có một trẻ chậm phát triển thể chất. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho khả năng tiếp thu khi học tập, đặc biệt là kỹ năng đọc và viết.
Những lý do hàng đầu không nên cho trẻ 3 - 6 tuổi chơi ipad
Nên nhớ rằng khả năng tập trung của trẻ chỉ có thể được phát huy khi trẻ biết vận động mà thôi. Do vậy, việc để cho con mặc sức chơi đùa bên các thiết bị công nghệ hiện đại như ipad hoàn toàn không đem lại nhiều lợi ích cho quá trình học tập của con như cha mẹ vẫn nghĩ. Thay vào đó, bạn nên khuyến khích con tham gia vào các hoạt động vận động thể chất như đạp xe đạp cho bé hàng ngày để giúp con khỏe mạnh hơn.
2. Rối loạn giấc ngủ
Theo thống kê gần đây, có đến 75% số trẻ em được bố mẹ chúng cho phép mang thiết bị công nghệ vào trong phòng ngủ. Điều này mang đến những hậu quả khôn lường bởi các em sẽ bị sụt giảm kết quả học tập do mất ngủ kéo dài. Bạn nên quy định thời gian cụ thể cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ trong ngày, tuyệt đối đừng thả lỏng cho trẻ mang chúng vào phòng ngủ vì bạn không biết rằng khi nào trẻ mới chịu đi ngủ.
Những lý do hàng đầu không nên cho trẻ 3 - 6 tuổi chơi ipad
3. Não kém phát triển
Não của trẻ khi lên ba sẽ phát triển đáng kể về thể tích và kích thước. Chúng có thể đạt kích thước gần bằng với não của người trưởng thành lúc trẻ 6 tuổi và tiếp tục phát triển nhanh chóng đến khi 21 tuổi. Thế nên những tác nhân kích thích tố từ bên ngoài sẽ có vai trò quyết định trong giai đoạn đầu của sự phát triển não.
Xem thêm: Dạy con nhường đồ chơi cho bạn có tốt như mẹ vẫn nghĩ?
Những rối loạn liên quan đến nhận thức, khả năng tiếp thu, sự tập trung, sự bốc đồng, kỹ năng tư duy, năng lực kiểm soát của trẻ sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thói quen sử dụng các thiết bị công nghệ ngay khi còn nhỏ. Điều này không được khuyến khích bởi chúng chỉ mang lại những tác động tiêu cực mà thôi.
4. Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Trẻ em ngày nay thường mắc các chứng trầm cảm, khả năng tập trung kém hay rối loạn tâm thần, lo âu. Đây chính là các vấn đề liên quan đến thần kinh, theo các chuyên gia giáo dục thì nguyên nhân phần lớn là do trẻ đã lạm dụng các thiết bị công nghệ như ipad. Có không ít trẻ em hiện nay đang phải điều trị các chứng bệnh này bằng các đợt thuốc trị liệu để có thể vượt qua những vấn đề tâm thần này.
5. Chứng mất trí nhớ
Nếu có quá nhiều nội dung được cập nhập liên tục với tốc độ chóng mặt trên mạng Internet và các phương tiện truyền thông thì não bộ phải điều bớt các nơron thần kinh ra bên ngoài vỏ não để ta có thể tiếp nhận các luồng thông tin này. Đây là lý do vì sao mà trẻ giảm năng lực tập trung, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tiếp thu và học tập của trẻ.
6. Chịu ảnh hưởng bức xạ
Nếu những ngày bé mẹ phải lo lắng về những bức xạ từ ánh nắng mặt trời khi cho con ra ngoài bằng xe đẩy cho bé thì hiện nay, những bức xạ từ các thiết bị công nghệ đáng lo hơn gấp bội. Điện thoại di động cùng với các thiết bị không dây là các thiết bị có thể gây ung thư bởi hoạt động bức xạ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Trong khi trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm với những tác động như vậy do hệ thống miễn dịch và não bộ của trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn thiện. Do vậy mà trẻ em sẽ chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với người lớn nếu dùng các thiết bị không dây này.
26/01/2015 2.071.003
27/01/2015 1.151.912
16/03/2015 786.468
29/01/2015 404.543
18/12/2014 304.895
300.000 đ
420.000 đ
490.000 đ
206.000 đ
290.000 đ
710.000 đ
112.000 đ
550.000 đ
Tại Hà Nội:
Số 50 ngõ 14 phố Vũ Hữu (cạnh số 46 phố Tố Hữu, gần ngã tư Lê Văn Lương Tố Hữu, đối diện HH2 Bắc Hà) (Bản đồ)
0243.222.2833 - 0947.566.566 (Đại lý)
Chăm sóc khách hàng