Dấu hiệu của bé bị chân vòng kiềng là khi đứng thẳng, khớp gối hai bên nghiêng vào trong, làm cho hai đầu hai đầu gối không thẳng khít, có khe giữa khoảng 1,5cm, cẳng chân cong vào trong hoặc hình cung (chữ o).
Dị tật này khiến mất đi tính thẩm mỹ của đôi chân. Tuy nhiên, nếu biết cách, bố mẹ hoàn toàn có thể giúp bé có một đôi chân thẳng hoặc giảm hiện tượng chân vòng kiềng cho bé.
Trước hết, hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân vòng kiềng để có giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng trên.
Xem thêm: Độ tuổi thích hợp nên cho bé tới trường
![]() |
Giảm thiểu nguy cơ chân vòng kiềng cho trẻ |
1. Nguyên nhân khiến bé đi chân vòng kiềng
Trẻ thiếu Vitamin D
Vitamin D giúp bé hấp thụ canxi để phát triển hệ xương vững chắc. Do đó, nếu thiếu vitamin D sẽ khiến cho việc hấp thu canxi ở bé trở nên hạn chế khiến bộ xương của bé sẽ chậm phát triển, yếu, thiếu vững chắc, không chịu nổi trọng lượng cơ thể dẫn đến biến dang hệ xương, cột sống.
Để bé tập đứng, đi quá sớm
Hệ xương của trẻ khá non nớt, dễ biến đổi trước những tác động. Nếu bé có hệ xương chưa vững chắc, bé sẽ chưa có nhu cầu tập đi, tập đứng, nhưng bố mẹ lại muốn bé đi, đứng sớm khiến đôi chân của bé phải chịu trọng tải rất lớn của cơ thể dồi xuống khi xương vẫn chưa đủ cứng cáp để chống đỡ. Điều này dẫn đến hiện tượng, bé sẽ biến dạng hệ xương chân vì quá tải.
Nhiều bậc cha mẹ có con dưới 9 tháng tuổi nhưng muốn con nhanh biết đi nên thường duyên ép bé tập đi khiến bé phải gồng mình chống đỡ cơ thể trong thời gian dài, ống xương bị tác động xấu gây nên tình trạng chân vòng kiềng.
Việc dùng xe tập đi cho bé quá sớm (trước 9 tháng tuổi) cũng có nguy cơ khiến bé bị chứng chân vòng kiềng do bé phải cố sức trong thời gian dài.
![]() |
Xe tập đi cho bé cho điểm tựa và nhanh biết đi |
Bế bé sai tư thế và địu bé trên lưng
Có 2 tư thế các mẹ hay bế bé khiến bé dễ bị chân vòng kiềng:
- Cặp bé bên hông, hai chân bé 2 bên.
- Bế bé úp vào người, chân để 2 bên
- Thường xuyên địu bé trên lưng
Do bé bị béo phì
Cân nặng của cơ thể vượt mức chịu đựng của bộ xương dẫn đến các biến dạng, chân dễ bị vòng kiềng.
2. Biện pháp phòng và chữa dị tật chân vòng kiềng cho bé
- Cho con bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu, tốt nhất là đến 24 tháng vì sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng, vitamin rất tốt cho sự phát triển xương của bé.
- Khi bé đến tuổi ăn dặm (trên 4 tháng), bố mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin D, calci và cần thiết từ các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng…
- Không cho bé tập đi sớm (trước 9 tháng) hoặc bé chưa muốn đi. Sau 9 tháng, nếu bé có nhu cầu thì bố mẹ mới nên cho con ngồi xe tập. Tránh việc tập đi bằng cách mẹ đỡ 2 nách dìu con đi từng bước khi mới thấy bé chập chững bám vịn vào thành ghế, bàn hoặc bám vào tường để đứng ép bé tập đừng thường xuyên.
Để bé tự lượng sức, khả năng của mình để tập đi. Bạn có thể hỗ trợ bé sử dụng xe chòi chân để bé tăng cường vận động, hế xương vững chắc, giúp bé tập đi an toàn.
|
|
Sử dụng xe tập đi cho bé tránh việc tập đi bằng cách mẹ đỡ 2 nách dìu con đi từng bước |
- Hầu hết các bé dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân sinh lý, nhưng không cần tác động mà hãy để, chân bé sẽ tự thẳng tự nhiện.
+ Nếu trên 1 tuổi mà chân bé vẫn bị chân vòng kiềng thì tùy mức độ nhẹ để có biện pháp can thiệp.
Chân vòng kiềng nhẹ: buổi tối khi đi ngủ bố mẹ dùng vải cuốn buộc nhẹ hai chân bé lại với nhau, sáng sớm cởi bỏ ra. Tuy nhiên, việc này nên có sự hướng dẫn kỹ càng của các chuyên viên kỹ thuật trị liệu
Chân bòng kiềng nặng: Các bác sỹ áo dụng phương pháp nẹp – bó bột và phẫu thuật sắp lại xương khi nào phương pháp bó chân không có kết quả.
Để bé có một đôi chân khỏe mạnh và thẩm mỹ, bố mẹ hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh giảm thiểu nguy cơ chân vòng kiềng cho bé hơn là chữa bệnh.
26/01/2015 2.067.607
27/01/2015 1.139.333
16/03/2015 781.456
29/01/2015 399.375
18/12/2014 302.898
290.000 đ
550.000 đ
710.000 đ
1.320.000 đ
65.000 đ
206.000 đ
430.000 đ
950.000 đ
Tại Hà Nội:
Số 50 ngõ 14 phố Vũ Hữu (cạnh số 46 phố Tố Hữu, gần ngã tư Lê Văn Lương Tố Hữu, đối diện HH2 Bắc Hà) (Bản đồ)
0243.222.2833 - 0947.566.566 (Đại lý)
Chăm sóc khách hàng