Chia sẻ và yêu thương là một trong những kỹ năng sống cần thiết mà cha mẹ cần trang bị cho trẻ từ rất sớm. Những đứa trẻ biết chia sẻ sẽ học được về quy tắc thỏa hiệp, chờ đến lượt, biết đàm phán, biết cách thể hiện cảm xúc và dễ cảm nhận được niềm vui trọn vẹn. Thế nhưng mẹ lại chưa biết bắt đầu từ đâu để dạy con những điều này. Hãy tham khảo ngay những mẹo dưới đây và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy kết quả.
Ngay từ khi con còn nhỏ, con cần được học cách chia sẻ để có thể kết bạn và duy trì mối quan hệ với mọi người xung quanh. Khi chia sẻ điều gì đó với ai có nghĩa là trẻ đã biết cách nghĩ về nhu cầu của người khác, lâu dài, những việc này sẽ giúp trẻ biết đồng cảm, trở nên thấu hiểu, nhân ái và rộng lượng trong ứng xử, được mọi người yêu mến cũng như cảm nhận được niềm vui khi được chia sẻ cái gì với ai đó. Chính vì thế cha mẹ nên dành nhiều thời gian và tạo cơ hội để trẻ học và làm quen với việc chia sẻ, chẳng hạn như dạy con cách chia sẻ đồ chơi trẻ em của mình với anh chị của mình hay các bạn của chúng.
Dạy trẻ biết chia sẻ và yêu thương sẽ không còn quá khó khăn với mẹ
Bạn cũng nên khen ngợi để khuyến khích khi thấy trẻ chia sẻ những điều tốt hay tự mình làm gương vì trẻ học rất nhanh bằng cách bắt chước cha mẹ và người lớn. Khi thấy con có những hành động đẹp đáng khen ngợi, hãy thưởng cho con bằng một vài món đồ chơi cho bé giá rẻ nhất Hà Nội để khuyến khích, động viên con tiếp tục cố gắng phát huy nhé.
1.Xây dựng khái niệm "chia sẻ" khi con còn bé
Những đứa trẻ được dạy dỗ từ sớm sẽ dễ tiếp nhận và hình thành được thói quen chia sẻ và yêu thương. Bạn có thể bắt đầu bằng những lời động viên, khích lệ hay gợi ý điều trẻ nên làm. Đồng thời, hãy giúp con xây dựng khái niệm chia sẻ bằng cách dùng chính từ này để mô tả các hành động và tạo cơ hội để trẻ có thể thực hành. Trong những trò chơi mang tính hợp tác hay đồng đội như chơi xếp hình, đá bóng, xây tháp, cầu lông hay chơi cờ, cha mẹ có thể sử dụng những từ có ý chia sẻ như “mỗi người một lượt” để hướng dẫn và giúp trẻ thực hiện hành động chia sẻ.
2. Phạt vì con không chịu chia sẻ là sai lầm
Cha mẹ sẽ bị lúng túng khi con giật lấy đồ chơi của bé khác hoặc ném đồ chơi lung tung vì tức giận, trẻ không muốn cho bạn chơi cùng hoặc không hiểu được tại sao phải chờ đến lượt mới được chơi tiếp. Một khi gặp phải tình huống này, cha mẹ thường mắng con mà không biết rằng điều đó có thể khiến con tổn thương do con chưa nhận thức được vì sao mình cần chia sẻ. Những hành động như ép con nhường đồ chơi sẽ tạo nên một thông điệp tiêu cực về "chia sẻ", từ đó có thể khiến trẻ không muốn làm theo bởi chúng thấy không công bằng.
Dạy trẻ biết chia sẻ và yêu thương sẽ không còn quá khó khăn với mẹ
3. Cho phép trẻ có đồ chơi riêng
Mỗi đứa trẻ đều có món đồ chơi yêu thích và không muốn chia sẻ, có bé yêu quý chiếc xe đạp trẻ em của mình đến nỗi không muốn ai đụng vào vì sợ người khác làm hỏng chúng. Cha mẹ không thể dùng uy quyền của mình để bắt trẻ phải mang những món đồ chúng coi như tài sản quý giá để chia sẻ cho bạn bè hay anh chị em ruột của bé. Thay vào đó hãy trao cho con quyền kiểm soát bằng cách để cho con chọn ra một vài món đồ yêu thích nhất sau đó cất đi.
4. Chia sẻ cảm xúc
Bạn đừng giới hạn việc chia sẻ ở mỗi đồ ăn hay đồ chơi hay những thứ đồ vật có thể cầm nắm được. Chính cảm xúc cũng là điều trẻ cần học cách chia sẻ, trẻ cần học cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chính mình với mọi người. Đơn giản như trẻ không thích điều gì, bố mẹ cần khuyến khích trẻ nói ra thay vì bộc lộ điều đó qua những hành động giận dỗi hay cáu gắt. Những đứa trẻ trong độ tuổi mẫu giáo khó tránh khỏi việc cãi cọ hay giành đồ chơi với nhau và để tránh cuộc tranh cãi có thể biến thành một vụ ẩu đả thì bố mẹ có thể thử nói với con về cảm giác của bạn kia nếu không được chia sẻ món đồ chơi đó.
Xem thêm: Mẹo chọn mua xe đẩy em bé và cách sử dụng an toàn
26/01/2015 2.071.204
27/01/2015 1.152.162
16/03/2015 786.689
29/01/2015 404.798
18/12/2014 305.068
290.000 đ
420.000 đ
710.000 đ
65.000 đ
380.000 đ
550.000 đ
430.000 đ
181.000 đ
Tại Hà Nội:
Số 50 ngõ 14 phố Vũ Hữu (cạnh số 46 phố Tố Hữu, gần ngã tư Lê Văn Lương Tố Hữu, đối diện HH2 Bắc Hà) (Bản đồ)
0243.222.2833 - 0947.566.566 (Đại lý)
Chăm sóc khách hàng