Khi việc ăn vạ, gây hấn của bé trở nên thường xuyên sẽ không tốt cho bé. Vì vậy, hãy học bí quyết chữa tật ăn vạ của bé.
“Ăn vạ” là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng. Các chuyên gia đồng ý rằng, nguyên nhân ăn vạ ở bé là do bé thất vọng.
Bé hay ăn vạ có một lí do rất đơn giản đó là do bé không được cha mẹ đáp ứng các mong muốn, yêu cầu của mình, nên bé thực hiện hành động “ăn vạ” để thu hút sự chú ý nhằm đạt được mục đích của bé.
Xem thêm: Mẹo hay tiết kiệm hiệu quả chi phí nuôi con nhỏ
![]() |
Bí quyết chữa tật ăn vạ của bé |
Nhiều bé lại sử dụng chiêu thức ăn vạ: gào khóc, giãy ngửa, ưỡn người lên dù đang được mẹ bế trên tay quá nhiều lần. Khi việc ăn vạ của bé trở thành một thói quen thì thực sự không tốt đâu. Bởi ăn vạ thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng bé có thể “gây hấn”, chống đối với cha mẹ khi lớn lên.
Đồng thời, hành vi ăn vạ của bé cho thấy một khi bé giận dữ, bé không biết cách làm thế nào để tự thoát ra. Tức là bé chưa có kỹ năng quản lý tức giận của mình.
Chính vì vậy, các bà mẹ hãy trang bị cho bé một số thủ thuận nhỏ để giúp bé quản lý cơn giận, bỏ tất ăn vạ.
Phớt lờ hành động ăn vạ của bé
Bé ăn vạ với mục đích gây sự chú ý với mọi người để được đáp ứng yêu cầu. Do đó, mẹ hãy cứng rắn và thực hiện hành động phớt lờ bé, không đáp ứng yêu cầu này của bé.
Khi thực hiện hành động này có thể sẽ khiến bé thất vọng mà ăn vạ dữ dội hơn để thu hút sự chú ý của mẹ, nhưng nếu mẹ tiếp tục lờ hành động đó đi bé sẽ tự nhận thấy ăn vạ cũng không có tác dụng.
Chú ý: khi phớt lờ hành động của bé không đồng nghĩa với việc không để mắt tới thái độ và biến chuyển trong thái độ của bé nhé. Càng quan sát kỹ bé, bạn sẽ càng hiểu bé và có cách xử lí hợp lý nhất trong các tình huống.
Đánh lạc hướng bằng trò tìm đồ vật hoặc cho bé một loại đồ chơi hấp dẫn khác
Nếu bạn có thể chỉ cho bé một việc khác giúp bé phân tâm và quên đi mục đích ăn vạ của bé.
Ví dụ như: Bé đòi nghịch kéo, nhưng bạn cảm thấy nó quá nguy hiểm và đem kéo cất đi, khiến bé gào khóc đòi chúng. Trong trường hợp này bạn có thế dẫn bé đến chỗ khác chỉ cho bé thấy những thứ xung quanh đó thú vị hơn hoặc và đưa cho bé một đồ vật khác, đồ vật đó có thể là món đồ chơi dành cho bé như: đồ chơi gỗ vừa an toàn, lại nhiều hình dáng khác nhau.
![]() |
Đánh lạc hướng bằng những đồ chơi trẻ em… khi bé ăn vạ |
Bạn cũng có thể đưa bé đi nơi khác để tránh cho bé tiếp tục đòi hỏi, có thể để bé ngồi lên chiếc xe chòi chân , xe đẩy và cho bé đi chơi chỗ khác.
Không nhượng bộ với yêu cầu của bé
Bé ăn vạ vì bé chưa biết cách tự giải tỏa cơn giận. Hãy thử những “chiến thuật” sau theo thứ tự: phân tâm, bỏ qua và đi ra chỗ khác. Sau đó, bạn hãy giữ bình tĩnh và kiên nhẫn chờ đợi và quan sát phản ứng giải tỏa cơn giận của bé, cho tới khi bé bình tĩnh lại.
Nên nhớ, không được nhượng bộ đòi hỏi của bé vì bé sẽ chọn cách này cho những đòi hỏi tiếp theo.
Đừng vì thấy thương bé mà đồng ý với những yêu cầu không phù hợp mà bạn đã từ chối trước đó, nếu làm như vậy thì chỉ làm cho bé ngày càng thích ăn vạ mà thôi.
Cho bé thấy hành động đó là sai
Mẹ có thể cho bé thấy hành động ăn vạ của bé là sai nếu bé bắt đầu ăn vạ dữ dội hơn. Mẹ có thể áp dụng các hình thức phạt cho bé như úp mặt vào tường hay bảo bé khoanh tay xin lỗi với thái độ dứt khoát, không đáp ứng đòi hỏi của bé, những món đồ chơi cho bé sẽ không được sử dụng trong thời gian phạt…
![]() |
Đồ chơi cho bé có thể hạn chế sử dụng khi áp dụng biện pháp “phạt” bé |
Thống nhất cách giải quyết vấn đề ăn vạ của bé với các thành viên trong gia đình
Đây là việc làm cần thiết để tránh tình trạng “người đe, người đỡ” mỗi người một ý. Không có các giáo dục nhất quán thì sẽ không những không khắc phục được thói quen ăn vạ của bé mà càng làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Bạn nên nhớ “ăn vạ” không xuất phát đơn thuần từ bản thân bé mà còn có nguyên nhân từ sự “nuông chiều” của người lớn.
Vì thế, để phòng bệnh “ăn vạ của bé thay vị chữa bệnh, bạn hãy giới hạn cho bé những gì bé được và không được, nên hay không nên, để tránh tình trạng nhức đầu mỗi khi bé giở chiêu ăn vạ.
Trả lời